Yêu cầu Kỹ thuật Kết Nối Với EVN Theo Nghị Định Mới Nhất

Yêu cầu Kỹ thuật Kết Nối Với EVN Theo Nghị Định Mới Nhất

Ngày đăng: 04/07/2025 03:05 PM

Để hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) vận hành hiệu quả và hòa lưới ổn định với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý là yếu tố then chốt. Các quy định mới nhất từ Chính phủ và EVN, đặc biệt là Nghị định 58/NĐ-CP và các Quyết định 378/QĐ-EVN, 429/QĐ-EVN, đã đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng.

Bài viết này sẽ cung cấp một Các hạng mục kỹ thuật  Quy trình cần thiết để kết nối ĐMTMN với EVN, giúp các chủ đầu tư đảm bảo dự án không chỉ thành công mà còn tuân thủ tuyệt đối các quy định hiện hành.

1. Các Hạng Mục Kỹ Thuật Trong Việc Kết Nối Với EVN

Hạng mục kỹ thuật Mô tả chi tiết Đối tượng áp dụng
Chức năng giám sát và trao đổi dữ liệu ĐMTMN phải giám sát & trao đổi dữ liệu với hệ thống GSĐK cấp điều độ phân phối của EVN. Hệ thống >= 100kW đấu nối lưới
Chức năng điều khiển Hệ thống nhận lệnh điều khiển từ GSĐK EVN, duy trì hoạt động theo giá trị cài đặt. Hệ thống >= 100kW đấu nối lưới
Lưu trữ thông tin và dữ liệu vận hành Lưu trữ dữ liệu vận hành Inverter và toàn bộ nguồn ĐMTMN. Hệ thống >= 100kW đấu nối lưới
Bảo mật dữ liệu Kênh truyền dữ liệu giữa ĐMTMN và GSĐK Công ty Điện lực phải được mã hóa. Hệ thống >= 100kW đấu nối lưới
Tuân thủ giao thức Hệ thống phải tuân thủ Modbus TCP hoặc IEC 60870-5-104. Hệ thống >= 100kW đấu nối lưới
Yêu cầu về công tơ đo đếm Công tơ của CĐT phải tuân thủ QĐ phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Luật Đo lường. Hệ thống có bán điện dư
Khả năng tương thích truyền dữ liệu Công tơ phải tương thích kết nối, truyền dữ liệu với hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm tại các CTĐL. Hệ thống có bán điện dư

Bảng 1: Checklist Yêu Cầu Kỹ Thuật Kết Nối EVN theo Quyết định 378/QĐ-EVN và Nghị định 58/NĐ-CP

1.1. Đối với hệ thống ĐMTMN có công suất từ 100kW trở lên có đấu nối với hệ thống điện quốc gia

Các hệ thống này phải trang bị thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • Chức năng giám sát và trao đổi dữ liệu: Hệ thống phải giám sát và trao đổi dữ liệu liên tục với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển (GSĐK) của cấp điều độ phân phối EVN.
  • Chức năng điều khiển: Hệ thống phải nhận lệnh điều khiển từ hệ thống GSĐK của EVN và duy trì hoạt động theo các giá trị cài đặt.
  • Lưu trữ thông tin và dữ liệu vận hành: Hệ thống cần lưu trữ thông tin và dữ liệu vận hành của Inverter và toàn bộ nguồn ĐMTMN.
  • Bảo mật dữ liệu: Kênh truyền dữ liệu giữa nguồn ĐMTMN và hệ thống GSĐK của Công ty Điện lực phải được mã hóa.
  • Tuân thủ giao thức: Hệ thống phải tuân thủ các giao thức truyền thông tiêu chuẩn như Modbus TCP hoặc IEC 60870-5-104.

1.2. Đối với hệ thống ĐMTMN tự sản tự tiêu có bán sản lượng điện dư

Đối với các hệ thống được phép bán điện dư (theo Nghị định 58/NĐ-CP), chủ đầu tư phải trang bị công tơ đo đếm và hệ thống truyền dữ liệu tương thích với hệ thống thu thập dữ liệu tại Công ty Điện lực:

  • Yêu cầu về công tơ đo đếm: Công tơ đo đếm phải tuân thủ Quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Luật Đo lường.
  • Khả năng tương thích truyền dữ liệu: Công tơ phải tương thích để kết nối và truyền dữ liệu với hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm tại các Công ty Điện lực.

2. Quy Trình Kết Nối Điện Mặt Trời Mái Nhà Với EVN với sự hỗ trợ từ Hino Gateway 378

Quy trình kết nối một hệ thống ĐMTMN với lưới điện EVN của Hino Systech thực hiện qua 5 bước chính, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành:

  • Khảo sát & Đánh giá Hệ thống: Hino Systech tiến hành khảo sát tại chỗ và đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống ĐMTMN, xem xét thiết kế để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và Quyết định 378/QĐ-EVN.
  • Chuẩn bị & Nộp hồ sơ lên Điện lực: Hino Systech hỗ trợ chủ đầu tư chuẩn bị và nộp tất cả tài liệu pháp lý và kỹ thuật cần thiết cho EVN, bao gồm Đơn đăng ký đấu nối, bản sao Đăng ký kinh doanh (nếu có), bằng chứng sở hữu đất/mái nhà, và bản vẽ kỹ thuật hệ thống (theo Quyết định 378). Thời gian xử lý hồ sơ tại Điện lực thường từ 05 - 07 ngày làm việc.
  • Thỏa thuận kết nối: EVN và chủ đầu tư sẽ ký kết Thỏa thuận kết nối lưới điện.
  • Lắp đặt, Kiểm tra, Nghiệm thu & Bàn giao: Hino Systech thực hiện lắp đặt hệ thống ĐMTMN và các thiết bị kết nối (đặc biệt bắt buộc đối với hệ thống từ 100kW trở lên). Sau đó, EVN và chủ đầu tư phối hợp kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận an toàn, nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao.
  • Hỗ trợ bảo trì & vận hành: Hino Systech cung cấp dịch vụ hỗ trợ bảo trì, vận hành và khắc phục sự cố sau khi hệ thống đi vào hoạt động ổn định, có thể bao gồm hợp đồng bảo trì định kỳ.

3. Hino Gateway 378: Đảm Bảo Tuân Thủ Yêu Cầu Kỹ Thuật EVN

Với những yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ đã được nêu rõ ở trên, việc sở hữu một giải pháp Gateway chuyên dụng là vô cùng cần thiết. Hino Gateway 378 được thiết kế để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật kết nối của EVN này, đặc biệt theo Quyết định 378/QĐ-EVNNghị định 58/NĐ-CP.

Liên hệ với Hino Systech để nhận được Checklist dịch vụ triển khai và Tư vấn từ chuyên gia để kết nối với EVN.

Bài viết khác