Cho phép điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp, không qua EVN
Trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi lần thứ 26 (COP26), thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam nhắm ứng phó với việc biến đổi khí hậu. Một trong những cam kết nổi bật là Việt Nam sẽ hướng đến việc giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đối với 1 nước đang phát triển như Việt Nam, đây là 1 việc không dễ dàng, nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, trong hệ thống điện, sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để tăng nguồn cung năng lượng sạch, giảm tỷ trọng các nguồn năng lượng hóa thạch, ngày 10/07/2024 chính phủ ban hành nghị định mới về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, cho phép mua bán điện trực tiếp giữa bên phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn theo cơ chế DPPA.
DPPA (Direct Power Purchase Agreement) là thỏa thuận trực tiếp giữa bên sản xuất điện bên và có nhu cầu mua điện về việc mua bán điện mà KHÔNG thông qua các công ty điện lực của EVN. Hợp đồng này có tính chất song phương giá điện và thời hạn được cả hai bên thỏa thuận. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể quản lý được sự biến động giá điện, giảm hóa đơn điện và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
Với phương án qua đường dây riêng (tức không qua EVN), bên phát năng lượng tái tạo được tham gia cơ chế này gồm điện mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Các dự án này không giới hạn về công suất nhưng phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép theo quy định.
Để mua bán qua đường dây riêng, đơn vị phát năng lượng tái tạo và khách hàng hàng lớn sẽ ký hợp đồng mua bán với điều kiện, mức giá do hai bên thỏa thuận. Với phần điện dư thừa, bên phát điện có thể bán lại cho EVN qua hợp đồng mua bán, quy định về công suất, sản lượng, giá.
Còn bên mua điện, ngoài mua trực tiếp từ bên phát năng lượng tái tạo, họ được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, hoặc đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực.
Việc mở ra hướng điện mặt trời mái nhà có thể tham gia mua bán điện trực tiếp sẽ gỡ vướng cho loại hình năng lượng này, bên cạnh chính sách khuyến khích phát triển tự sản, tự tiêu đang được Bộ Công Thương soạn thảo.
Cũng theo Nghị định, dự án điện gió, mặt trời muốn tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới quốc gia phải có công suất trên 10 MW.
Với mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Nghị định cũng quy định rõ việc bán điện của đơn vị phát năng lượng tái tạo qua thị trường điện giao ngay và mua bán qua Tổng công ty Điện lực.
Theo quy định, giá thị trường điện giao ngay là giá thị trường điện toàn phần được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện giao ngay. Giá này được xác định bằng tổng của giá điện năng, công suất thị trường trên thị trường bán buôn.
Trong cả hai trường hợp, bên mua là tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên, lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 200.000 kWh. Mức này thấp hơn so với mức 500.000 kWh được đưa ra tại các bản dự thảo trước đó.
Theo khảo sát từ các tổng công ty điện lực, khách hàng lớn sử dụng từ 500.000 kWh trở lên khoảng 30%, còn từ 200.000 kWh trở lên là hơn 7.700 khách hàng, chiếm 36,5% tổng điện năng.
Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện, có sản lượng mua từ 200.000 kWh một tháng trở lên, đấu nối cấp điện áp từ 22 kV.
Cơ chế DPPA từng nhiều lần được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị Việt Nam sớm thí điểm, bởi họ cho rằng chính sách này sẽ tác động tích cực vào cạnh tranh ngành năng lượng.
Dự thảo thí điểm DPPA từng được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến cách đây gần ba năm, với công suất thí điểm ban đầu 1.000 MW. Thời điểm đó, nhiều tập đoàn lớn như Samsung đề xuất được tham gia.
Khảo sát cuối năm ngoái của Bộ Công Thương cho thấy, khoảng 20 doanh nghiệp lớn mong muốn mua điện trực tiếp, tổng nhu cầu gần 1.000 MW. Cùng đó, có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.773 MW muốn bán điện qua cơ chế DPPA, 17 dự án có công suất 2.836 MW cân nhắc tham gia.
Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/dien-mat-troi-mai-nha-duoc-mua-ban-truc-tiep-khong-qua-evn-4765844.html gidzl=BGWz5gdThNWk5JaPhyAaVoGTCn2vpwuWQneyHU-PhI5lI6mKxfkeUsLCR1pcawmfPqGw6JApvgLMhDYlSG
Bài viết khác
Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050
Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đồng thời nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ thích ứng cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí metan.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh.
INVERTER Hybird là gì? Sự khác nhau giữa các loại inverter?
Đối với hệ thống điện mặt trời, inverter là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng mà bạn cần phải lựa chọn và tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào từng loại hệ thống điện mặt trời, chúng ta sẽ có các loại inverter tương ứng như inverter On-Grid, inverter Off-Grid và inverter Hybrid.
SCADA là gì? Vì sao nên lắp đặt hệ thống Scada?
Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, có rất nhiều đơn vị nhận lắp đặt hệ thống giám sát SCADA. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn đơn vị uy tín. Để đảm bảo quyền lợi của đơn vị hay gia đình mình trong việc thu lợi ích kinh tế từ hệ thống điện năng lượng mặt trời.